Để chế tạo RoboSalmon, các nhà khoa học đã không sử dụng động cơ hút và đẩy nước như nhiều robot dạng cá khác, bởi nó sẽ tạo ra tiếng ồn không giống thật làm tác động đến loài cá, khiến cá sẽ tìm cách chạy trốn khi robot tới gần.
Robot mực trong bể bơi Kobe |
RoboSalmon |
2. Robot mực của đại học Osaka (Nhật Bản) được thiết kế với thân dài và mỏng, dễ dàng luồn lách qua các khe hẹp.
3. Robot cá của Trung Quốc: robot do đại học hàng không Bắc Kinh kết hợp với viện nghiên cứu tự động hóa - Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo.
Chú cá robot này có thân đen dài 1,2 m, giống cá thật kể cả hình dáng và cách di chuyển. Nó được điều khiển từ xa, có thể điều khiển định vị tự động, vận tốc di chuyển 4km/g và có thể bơi trong 3 giờ.
Robot cá của Trung Quốc |
Robot cá chép |
4. Robot cá chép: robot này có hình dáng cá chép, bơi hoàn toàn giống như cá thật tại hồ bơi London. Nó dài khoảng 50 cm, rộng khoảng 12 cm. Tuy nhiên robot này không sử dụng phun đẩy nước ra sau mà sử dụng động cơ nhúng bên trong vây cao su dài để chuyển động.
Có thể gọi các robot kể trên là robot phỏng sinh bởi chúng bắt chước hoạt động sinh học của một số loài. Chúng khá hữu ích đối với con người: kiểm tra thiết bị, hệ thống dưới nước; kiểm tra trong công nghiệp, quốc phòng; quay phim thám hiểm...
Báo Tuổi Trẻ
độc đáo