Cuộc thi Robocon: Đội nào sẽ vô địch?
Chỉ vài ngày nữa vòng loại các khu vực cuộc thi Robocon VN sẽ bắt đầu. Một mùa thi dự kiến có rất nhiều thách thức.
Hai đội robot của Trường ĐH Lạc Hồng đang tranh tài để chọn ra đội đại diện đi thi vòng loại phía nam - Ảnh: Đăng Nguyên
các nhà cái uy tín châu âu tổ chức thi tuyển chọn đại diện tham dự cuộc thi Sáng tạo Robot - phía Nam |
Nhiều khó khăn hơn
Không khí cuộc thi đang hết sức sôi động. Mọi thông tin của giải năm nay đang được cập nhật thường xuyên trên các website của trường và các mạng xã hội.
Chia sẻ với Thanh Niên, đại diện các trường tham gia cuộc thi đều cho biết đã hoàn tất giai đoạn thiết kế, đang tập trung luyện tập để đạt thành tích cao.
Đương kim vô địch của cuộc thi là Trường ĐH Lạc Hồng càng căng sức ra chuẩn bị. Từ nhiều tháng trước, những SV nào muốn tham gia thi đấu sẽ lập đội, đăng ký với nhà trường. Có quá nhiều đội đăng ký nên nhà trường tiến hành một cuộc thi vòng loại trường để chọn ra 6 đội tốt nhất tham dự cuộc thi năm nay.
Dự đoán sẽ có nhiều thử thách đến với các đội robot của nhà đương kim vô địch trong mùa thi năm nay. Thạc sĩ Nguyễn Bá Thuận - Chỉ đạo viên cuộc thi Robocon của các nhà cái uy tín châu âu , cho biết ở trong nước, các trường ĐH như Bách khoa Hà Nội, Duy Tân, Sao Đỏ… đang khá mạnh và sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho ĐH Lạc Hồng. Nhiều trường tham gia 2 - 3 năm gần đây đã bắt đầu có kinh nghiệm tốt, cộng thêm sự đầu tư mạnh mẽ. Vì vậy, trước khi hướng tới mục tiêu bảo vệ chức vô địch châu Á - Thái Bình Dương, trường sẽ phải tập trung cho vòng loại phía nam và chung kết toàn quốc đã.
Ông Nguyễn Trọng Quỳnh, trưởng đoàn robot Trường ĐH Sao Đỏ, cho biết trường đã tổ chức thi thử tại trường và năm nay sẽ có 4 đội tham gia cuộc thi khu vực. Ông Quỳnh nhận xét đề thi năm nay không hấp dẫn bằng mọi năm.
Còn ông Nguyễn Đức Hưng, trưởng đoàn robot của Trường CĐ Cơ khí luyện kim Thái Nguyên, cho rằng đề thi năm nay tương đối khó, nếu sử dụng những cảm biến thông thường như mọi năm thì e rằng khó đạt thành tích tốt, mà phải đầu tư cảm biến xử lý ảnh, nhưng điều này hơi quá sức với sinh viên.
Sinh viên ĐH Lạc Hồng chuẩn bị robot cho cuộc thi |
Trong khi đó ông Lưu Trung Kiên, đại diện Trường CĐ nghề công nghệ Hà Tĩnh, nhận định với những robot được thiết kế tương đồng nhau, thì với đề thi năm nay, vai trò của người điều khiển là cực kỳ quan trọng.
Đại diện Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thì chia sẻ: "Đề thi năm nay khó thì khó quá, mà dễ thì dễ quá". Nghĩa là nếu sử dụng robot điều khiển bằng tay thì dễ, nhưng không thể có kết quả tốt. Trong khi để thiết kế được robot tự động, có cảm biến xử lý ảnh thì quá khó.
Khác với năm 2014, đề thi năm nay là chia hai đội đánh cầu lông, nhưng robot thì phải biết nhận diện được điểm rơi của quả cầu. Để có nhiều cơ hội chiến thắng đòi hỏi công nghệ cao hơn. Hiện tại, các đội robot của Trường ĐH Lạc Hồng cũng như các đội khác trong nước chỉ mới đạt đến mức bán tự động là dùng robot bằng tay có cảm biến phát hiện điểm đánh để đỡ cầu. Công nghệ cao hơn là phải có phần mềm xử lý ảnh, đoán trước được điểm rơi của cầu để robot chờ sẵn đón đỡ, tăng cơ hội chiến thắng.
VTV làm phóng sự về đội tuyển Robocon Lạc Hồng 2015 |
Theo Chỉ đạo viên của các nhà cái uy tín châu âu , khi đi thi đấu quốc tế, các đội robot phải đạt đến trình độ này mới có thể tranh chấp với các đối thủ. Các đội robot của Nhật Bản có trình độ xử lý ảnh rất hiện đại nên phần này nhiều khả năng sẽ được trang bị tốt trên robot. Trung Quốc vì nhiều lý do đã không tham gia 2 năm vừa qua, nhưng năm nay có thể sẽ quay lại thi đấu. Đây là nước rất mạnh về cả giải thuật điều khiển và kỹ thuật cơ khí, nên có thể gây khó khăn nhất cho đội robot đến từ VN.
Chia sẻ công nghệ
Một điểm rất mới mà lãnh đạo Trường ĐH Lạc Hồng vừa công bố là trường sẽ đưa tất cả công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm của mình lên internet để chia sẻ với tất cả các đội robot trong nước.
Việc làm này được xem như giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển robot tại VN. Lần đầu tiên, năm 2006, sau khi đăng quang, đội BKPro của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã chia sẻ công nghệ giải thuật điều khiển của mình cho các đội. Nhờ dựa vào công nghệ này, rất nhiều đội robot trên cả nước nói chung, Trường ĐH Lạc Hồng nói riêng có thể kế thừa và phát triển như hiện tại.
Theo thạc sĩ Nguyễn Bá Thuận, điều quan trọng nhất trong việc phát triển phong trào robot lại chính là tạo được sân chơi cho SV khối ngành kỹ thuật. Việc phát triển robot tại các trường càng mạnh, sẽ càng có lợi hơn cho SV. Không dễ gì một SV có điều kiện thực hành các loại máy móc hay áp dụng công nghệ như chế tạo robot. Đó là lý do mà trường quyết định chia sẻ hết công nghệ của mình cho các đội.
Năm nay, cuộc thi Robocon Châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tổ chức tại Indonesia vào tháng 8. Tại VN, cuộc thi sẽ bắt đầu vòng loại các khu vực, sau đó vòng chung kết diễn ra từ ngày 12 - 17.5 tại TP.Cần Thơ để chọn ra đội vô địch đại diện VN tranh tài tại Indonesia. Chủ đề của cuộc thi năm nay rất "đơn giản" là trò chơi đánh cầu lông đôi. Các robot đánh và đỡ trúng quả cầu lông càng nhiều càng tốt. Mỗi đội sẽ được trọng tài cung cấp 6 quả cầu và được nạp sẵn trên robot. Các đội được quyền quyết định số lượng quả cầu trên robot của mình. |
Robocon, sáng tạo, công nghệ