Vượt qua 35 dự án của 180 sinh viên đến từ 6 trường đại học, Dự án Xe Lăn Điện của sinh viên các nhà cái uy tín châu âu suất sắc “ẵm” Giải Nhất tại cuộc thi Dự án Kỹ thuật Phục vụ cộng đồng (EPICS). Cuộc thi do Dự án USAID BUILD-IT và Chương trình STEM của Công ty Dow Việt Nam tổ chức.
Sinh viên LHU (áo cam) vô địch cuộc thi
Dự án Kỹ thuật Phục vụ cộng đồng EPICS
EPICS là “sân chơi” kết hợp giữa các khóa đào tạo thực tế và cuộc thi triển khai ứng dụng các dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (The Engineering Projects in Community Service - EPICS) dành cho sinh viên các trường ĐH các khối ngành kỹ thuật - công nghệ. Chương trình diễn ra trong 12 tuần liên tiếp. Theo đó sinh viên được sự hướng dẫn của các chuyên gia, giảng viên để trải nghiệm quy trình Design Processing, qua đó tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu (needs) của cộng đồng, đề xuất giải pháp sáng tạo kỹ thuật và đánh giá hiệu quả thông qua người dùng để liên tục cải tiến từ phản hồi đi đến hoàn thiện sản phẩm cuối cùng…
Đối đầu cùng nhiều Trường "khủng"
Tại vòng chung kết, BTC đã chọn 6/35 dự án thuyết trình của sinh viên đến từ 6 trường gồm: ĐH Lạc Hồng; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Bách khoa-ĐHQG-HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trưng bày tại hội trường. Sau đó 6 dự án xuất sắc nhất sẽ thuyết trình trước hội đồng đánh giá.
Dự án Xe lăn điện của các bạn SV Trường đại học Lạc Hồng đã giành Giải Nhất tại Cuộc thi EPIC
Ý tưởng từ việc tận dụng sản phẩm dư thừa
Được biết dự án đạt giải Nhất hội thi là sự kết hợp giữa các bạn sinh viên Khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế và Khoa Cơ điện Điện tử. Đại diện nhóm Dự án Xe lăn điện (Electrical wheelchair), bạn Bùi Thị Diễm – Khoa Cơ điện – Điện tử chia sẻ: “Ý tưởng của nhóm em khởi nguồn từ phong trào khởi nghiệp của Trường, qua đó tụi em mong muốn bằng kiến thức và kỹ năng được học, tụi em sẽ sáng tạo sản phẩm giúp ích cho cộng đồng, đặc biệt là giúp đỡ nhóm người khiếm khuyết cơ thể, hỗ trợ họ trong việc mưu sinh và hoạt động hàng ngày. Nhóm đề nghị giải pháp xe lăn điện với những cải tiến về tiện nghi so với thiết bị hiện có và giá thành phù hợp. Dự án hiệu chỉnh xe lăn cho người sử dụng điều khiển dễ dàng hơn, đồng thời tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời, vừa dùng để tích năng lượng cho xe khi di chuyển, đồng thời làm mái che cho người dùng”.
Cụ thể, nhóm tận dụng lại lượng xe lăn bị dư thừa do nhiều người không sử dụng bị lãng phí, gắn thêm 2 động cơ vào 2 bánh sau truyền động theo phương pháp đai xích. Xe có 2 phương pháp điều khiển là điều khiển bằng tai cầm (Joystick) và Điều khiển bằng cử chỉ nghiêng của đầu.
Sản phẩm Xe lăn điện, sản phẩm phục vụ cộng đồng
của sinh viên các nhà cái uy tín châu âu
Chia sẻ về tính năng của xe, bạn Đinh Tuấn Anh (trưởng nhóm) cho biết: “Khi bạn chọn 1 trong 2 kiểu điều khiển trên, thì bộ xử lí của xe sẽ nhận tín hiệu từ tay cầm hoặc tai nghe (có sẵn cảm biến) sẽ phân tích nhận biết yêu cầu của người dùng để điều khiển 2 động cơ. Năng lượng của xe được lấy từ 1 bình ắc quy đặt ở dưới chỗ ngồi, và có thêm Pin năng lượng mặt trời để giúp quãng đường đi được kéo dài đồng thời che nắng mưa cho người sử dụng. Đồng thời, nếu xe có bị hư hỏng thì thiết bị rất dễ tìm ở thị trường nên chi phí không đắt đỏ và thời gian thay thế nhanh hơn các xe lăn nhập khẩu. Giá thành của xe rẻ hơn giá xe điện nhập khẩu từ 7-8 lần”
Epics đã mang đến cho sinh viên những trải nghiệm thú vị trong quá trình làm việc nhóm, cách sắp xếp công việc, kỹ năng “startup” - hướng đi để phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đặc biệt giúp sinh viên trau dồi thêm kỹ năng tiếng anh, các kỹ năng trình bày ý tưởng và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Sinh viên LHU "không học trong cô đơn"
Được biết, tại các nhà cái uy tín châu âu , sinh viên luôn được khuyến khích "không học trong cô đơn". Cụ thể tăng cường việc học nhóm; liên kết sinh viên các Khoa và thực hành trên các dự án vì chỉ có lao vào thực tế thì mới giúp sinh viên "ngấm" và thực hành tốt lý thuyết. Trên thực tế, sinh viên ĐH Lạc Hồng đã đưa nhiều dự án của mình vào thương mại hóa và chuyển giao cho các doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Văn Tân - người "đẩy thuyền" cho các dự án startup của sinh viên LHU
Ngoài ý tưởng kỹ thuật, dự án của Xe lăn điện của sinh viên ĐH Lạc Hồng còn nhận được sự “đẩy thuyền” từ TS.Nguyễn Văn Tân – Trưởng Khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế - thành viên Hội đồng tư vấn và hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam, cụ thể sinh viên Nguyễn Thị Hà Phương – Khoa Quản trị (thành viên) cho hay, "Đây là dự án thứ 2 em tham gia cùng các bạn. Kết quả này là sự nỗ lực và đam mê của cả nhóm, và sự hướng dẫn tận tình của thầy Trưởng Khoa. Các bạn kỹ thuật có ý tưởng cho sản phẩm của mình, các bạn kinh tế có kiến thức quản trị. Nhưng để triển khai dự án, sản phẩm mang tính kinh tế cao và đưa vào thương mại hóa thì cần có người dẫn dắt và sự kết nối giữa các thành viên. Thầy đã giới thiệu cho nhóm em đến với nhau và cùng làm việc nhóm tại Khu làm việc chung (Co-working Space). Tụi em đã có nhiều tháng liền “ăn – ngủ” tại đây để cùng làm việc, trao đổi, học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình tạo ra thành phẩm, sản phẩm của mình.”
EPICS được thành lập tại Đại học Purdue vào năm 1995 và kể từ đó đã lan rộng đến các trường Đại học ở Hoa Kỳ và các nước khác. Từ năm 2017, Văn phòng Đại diện Đại học Bang Arizona tại Việt Nam đã cùng với các trường đại học Việt Nam lập mô hình chương trình EPICS để mở rộng năng lực triển khai các chương trình học tập đa ngành dựa trên dự án sáng tạo.
Theo đại diện Ban tổ chức, vòng chung kết là kết quả của hành trình hơn 5 tháng đổi mới sáng tạo thiết kế do sinh viên thực hiện theo mô hình giảng dạy của chương trình EPICS. Đây là mô hình học tập phục vụ cộng đồng được công nhận quốc tế - Sinh viên tham gia học bằng cách xây dựng dự án nguyên mẫu sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội.
EPICS, Xe lăn điện, kỹ thuật, quản trị