của mỗi người là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân lại càng quan trọng hơn, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó cũng chính là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ huynh mỗi mùa thi đến.
Khi định hướng cho mình về một nghề, một ngành học, nhiều bạn trẻ chỉ nghe cái tên mà xét đoán rất sơ lược về nghề đó, ngành học đó. Thường nghe cơ khí thì các bạn nghĩ đến cảnh lấm lem dầu mỡ mà không biết rằng có nhưng kỹ sư không bao giờ phải cầm đến cây búa, hay nghe việc quản lý thì nghĩ rằng đó là quyền cao chức trọng và giàu có mà không nghĩ đến cái trách nhiệm và khối lượng công việc cực kỳ nặng nề mà người lãnh đạo phải gánh vác. Rất nhiều bạn thậm chí không thể phân biệt sự khác nhau trong chương trình đào tạo đại học ,cao đẳng và trung cấp. Từ đó dẫn đến kết quả lựa chọn nghề một cách hời hợt, rất dễ gây thất vọng và chán nản khi tiếp xúc trực tiếp với chương trình học hay nghề đó.
là công việc không đơn giản, cần bỏ thời gian nghiên cứu, so sánh hai mặt cũng như tìm hiểu kĩ mặt chìm của một nghề. Hiểu rõ cái lợi ích mà nghề mang đến cho mình cũng như cái mất khi dấn thân với nghề là điều rất cần khi cân nhắc chọn lựa.
Không phải chỉ có những học sinh bình thường mới gặp khó khăn khi chọn nghề, ngành học, nhiều học sinh khá giỏi ở những trường chuyên lớp chọn cũng gặp những sai lầm rất chết người khi chọn cho mình con đường tương lai. Hiếu Học đã từng đề cập đến vấn đề: "Thà rớt cao còn hơn đậu thấp" ở một số học sinh khá giỏi. Mỗi người có một sở thích riêng, năng khiếu riêng và điểm yếu riêng. Nhưng khi lại phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến gia đình cũng như xu hướng của bạn bè xung quanh là hết sức sai lầm. Điển hình nhất là những gia đình có truyền thống nghề y và nghề giáo và ở những trường trung học thuộc hàng top. Truyền thống là điều tốt đẹp và nên lưu giữ, nhưng nếu thật sự không hứng thú với nghề ấy, bạn không chỉ đánh mất tương lai của mình mà còn làm sụp đổ sự kỳ vọng của gia đình. Con của một gia đình bác sĩ trở thành một nhà báo hay con của thầy giáo là một doanh nhân thì không có gì là xấu cả.
Sở thích luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc . Nếu không có sở thích, bạn sẽ không có hứng thú trong công việc, từ đó khó mà có được thành công trong cái nghề của mình. Vì vậy, bên cạnh sở thích của mình, bạn cần chú ý thật nhiều đến những tố chất cũng như khuyết điểm của bản thân. Đừng lầm tưởng những cái thật cơ bản như nếu vẽ giỏi thì có thể trở thành kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế hay giỏi văn thì sẽ là phóng viên giỏi.... Mỗi nghề luôn có những đòi hỏi người lao động cần có những tố chất nào để có thể hoàn thành tốt công việc, hãy chú ý đến những đòi hỏi đó để tránh sai lầm khi chọn cho mình một nghề, một ngành học thích hợp.
- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.
- Tự đánh giá khả năng của bản thân qua những bài giải đề thi các năm trước.
- Tham khảo sự đánh giá của người thân, bạn bè, Thầy cô về năng lực và khả năng của mình.
Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.
sẽ là khởi đầu tốt đẹp để bạn tiến gần đến những ước mơ thời thơ ấu của mình. Tuy nhiên, chọn nghề thật sự không đơn giản mà chọn sai nghề có thể sẽ làm bạn đánh mất cả tương lai, quá khứ và cả chính bản thân bạn. Hãy tận dụng hết nhiệt huyết của một người trẻ, chủ động lao vào công việc ngay từ hôm nay, khởi đầu bằng việc tìm hiểu một cách tích cực về ngành nghề mình đang định theo đuổi để có một khởi đầu thật tốt cho ước mơ của mình bạn nhé.
Nguồn: //aum.iomfom.com/tin-tuc/chon-nganh-chon-nghe-chon-tuong-lai.html