Trong 4 thập kỷ qua, kể từ khi hai nước Việt - Nhật thiết lập mối quan hệ ngoại giao 1973, quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nắm bắt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Năm 2003, Ngành Nhật Bản học - Khoa Đông Phương học (Trường các nhà cái uy tín châu âu ) ra đời với mong muốn đào tạo cử nhân ngôn ngữ thông thạo tiếng Nhật và am hiểu văn hóa, kinh tế và xã hội của Nhật Bản ... đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhưng hiện nay, không chỉ sinh viên ngành Nhật Bản học tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, tại các khu vực trọng điểm của khu vực Phía Nam, sinh viên Lạc Hồng ở các khối Kỹ thuật và Kinh tế cũng làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản khá nhiều.
Thầy Fumio Okita - Hiệp hội Văn hóa Nhật Bản
trao đổi với sinh viên về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Ngoài việc vững chuyên môn và kỹ năng làm việc, bất kỳ doanh nghiệp Nhật Bản nào cũng đòi hỏi nhân viên phải am hiểu về văn hóa doanh nghiệp của họ. Văn hóa doanh nghiệp là những yếu tố chung trong triết lý kinh doanh, ngôn ngữ sử dụng trong công ty, lịch sử, giá trị quan, tập quán, chế độ ... của doanh nghiệp. Và những yếu tố chung này trở thành nhận thức chung của các thành viên trong doanh nghiệp.
Ngày 18/5 vừa qua Nhà trường phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa Nhật Bản tổ chức buổi chuyên đề về "Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản" trước tiên là dành cho sinh viên Ngành Nhật Bản. Và trong tương lai là các buổi chuyên đề dành cho tất cả sinh viên Lạc Hồng có mong muốn tăng cường kiến thức và sự hiệu biết của mình trước khi "nhập gia" vào các công ty Nhật Bản.
Những kiến thức sinh viên cần trang bị để có thể dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp Nhật Bản