Thời điểm thi THPT quốc gia 2019 đang ngày càng cận kề. Đối với những bạn đăng ký dự thi tổ hợp khoa học xã hội thì Lịch sử là môn được đánh giá khó khăn hơn vì đòi hỏi phải ghi nhớ một lượng lớn kiến thức lớn. Vậy làm thế nào học nhanh và nhớ lâu môn Lịch sử, hãy theo dõi trong bài viết dưới đây.
1. Xác định mục tiêu trước khi tiến hành ôn tập
Bộ môn Lịch sử gây cho thí sinh chọn tổ hợp môn KHXH nhiều khó khăn. Phổ điểm năm 2018 cho thấy các sĩ tử không tập trung ôn tập môn này, trong khi đây có thể là bài thi giúp cho các em tạo ra sự vượt trội rõ ràng so với mặt bằng chung.
Bộ môn Lịch sử gây cho thí sinh chọn tổ hợp môn KHXH nhiều khó khăn
Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, với sự thay đổi về cách tính điểm với tỷ lệ 7/3 (70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia 2019 dùng để xét tốt nghiệp + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh) sẽ gây cho thí sinh nhiều khó khăn hơn.
Các em cần xác định mục tiêu thi là dùng tổ hợp bộ môn KHXH để xét tuyển tốt nghiệp hay dùng điểm môn Sử để xét tuyển vào trường ĐH. Việc xác định mục tiêu sẽ là yếu tố quan trọng trong việc giới hạn nội dung ôn tập cho chính các em. Nếu để xét tuyển tốt nghiệp thì chúng ta nên tập trung ôn tập chương trình lớp 12. Nếu xét tuyển vào ĐH thì thí sinh phải mở rộng ôn tập kiến thức lớp 10 và 11.
2. Đối chiếu và so sánh các sự kiện lịch sử với nhau
Đặc thù của bộ môn lịch sử là bao gồm nhiều sự kiện, trải qua nhiều thời gian khác nhau. Vì vậy để nhớ nhiều và nhớ lâu thì các em nên học theo hệ thống, chẳng hạn như chuyên đề, học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy, học bằng các bảng thống kê…
Với nội dung lịch sử Việt Nam, khi học nên đối chiếu, liên hệ với tình hình thế giới đương thời
Với nội dung lịch sử Việt Nam, khi học nên đối chiếu, liên hệ với tình hình thế giới đương thời. Tìm mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam với các yếu tố của lịch sử thế giới. Ví dụ như Cách mạng tháng 10 Nga có tác động gì đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước… Học như vậy sẽ giúp các em củng cố được kiến thức nhanh và giải quyết “êm xuôi” những câu hỏi mang tính vận dụng trong đề thi THPT Quốc gia 2019.
Qua đề thi các năm trước, ta có thể nhận thấy rằng các câu hỏi trắc nghiệm không chú trọng đến thời gian, tên người, tên địa danh mà chú trọng đến nguyên nhân, kết quả, tính chất và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử hơn. Đồng thời, sĩ tử nên so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự kiện. Đây là hình thức hay được sử dụng để ra những câu hỏi mang tính vận dụng.
Nội dung thi THPT Quốc gia 2019 trắc nghiệm môn Lịch sử dàn trải hết chương trình phổ thông đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức cơ bản để làm bài. Do đó, học sinh tuyệt đối không học tủ, học vẹt vì như vậy sẽ gây lúng túng khi làm bài.
3. Phương thức tuyển sinh đại học Lạc Hồng 2019
các nhà cái uy tín châu âu có nhiều ngành xã hội và ngôn ngữ
- Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia 2019
- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập học bạ lớp 12 theo 2 cách
Cách 1: Điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm
Cách 2: Điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm
- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Không quá khó khăn để ôn tập môn Lịch sử cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Nếu các em nắm được phương pháp ôn đúng đắn thì đây sẽ trở thành môn gỡ điểm cho các bạn đăng ký tổ hợp KHXH. Với môn học này, các em không nên cố học thuộc lòng hết tất cả kiến thức mà hãy lựa chọn cách học hiệu quả hơn. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho sĩ tử kinh nghiệm bổ ích.
thi THPT quốc gia 2019