Chúng tôi gặp Vũ Đình Lâm trong một lần cùng đoàn phóng viên đài truyền hình VTV2 đến Kiên Giang làm phóng sự về sự thành công của cựu sinh viên trường các nhà cái uy tín châu âu . Chàng trai cựu sinh viên khóa 2002 khoa Cơ Điện khởi nghiệp và thành công khi tuổi đời còn rất trẻ.
Sinh năm 1979 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang trong một gia đình nông dân, chàng trai út trong gia đình có sáu người con đã sớm rèn luyện cho mình đức tính cần cù chăm chỉ. Sau khi học hết phổ thông, anh Lâm không bước tiếp con đường học vấn như nhiều bạn bè cùng trang lứa mà sớm bước vào đời với nhiều nghề khác nhau. Nhưng với suy nghĩ “học tập là con đường đầu tư tài chính thấp nhất với tỷ lệ thành công vào loại cao nhất”, anh Lâm đã thi vào khoa Cơ Điện trường các nhà cái uy tín châu âu sau bốn năm rời xa ghế nhà trường. Vừa học vừa làm là một khó khăn không nhỏ với một người ham học hỏi, say mê tìm hiểu như anh. Anh tâm sự: “Không hiểu sao thời gian làm đủ nghề để kiếm sống và khi trở lại trường học, lúc nào trong đầu mình cũng nung nấu một quyết tâm làm kinh doanh và làm chủ một công nghệ nào đó”. Ước mơ ấy không phải là suy nghĩ bồng bột của thời tuổi trẻ bởi anh Lâm đã đặt ra kế hoạch từng bước chinh phục mục tiêu của mình. Hơn bốn năm ngồi trên giảng đường đại học anh chăm chỉ tích lũy kiến thức, học hỏi từ thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, có một điều mà anh rất hài lòng khi nhắc lại quá trình học tập của bản thần là ngay từ những ngày còn sinh viên, anh đã rất hứng thú với việc học tập, nghiên cứu công nghệ qua internet. Anh coi đây là một phương pháp học mang lại hiệu quả cao nhất là với những người đam mê lĩnh vực công nghệ như anh.
Sau khi ra trường, cùng với những bạn bè có chung đam mê kinh doanh, anh Lâm trở về Kiên Giang thành lập Công ty CP Năng lượng miền Nam chuyên về các nguồn năng lượng tái tạo. Tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào tại một tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long, hiện tại, công ty của anh đang sản xuất trấu ép để tạo ra than trấu. Sản phẩm năng lượng từ trấu của công ty anh Lâm được đánh giá là đem lại hiệu quả tuyệt đối trong việc tái sử dụng vỏ lúa. Có khoảng 85% công ty, nhà máy cần nhiên liệu đốt đang sử dụng sản phẩm này. Với gần 80 công nhân và 3 xưởng sản xuất, mỗi tháng công ty của anh Lâm cho ra thị trường khoảng hơn 1000 tấn than. Anh cho biết: “Hiện tại công ty đang xây dựng xưởng thứ tư với công suất gấp rưỡi xưởng hiện có. Mong rằng công ty mình có thể mở rộng quy mô để trở thành một công ty tầm cỡ trên thị năng lượng mới hiện nay”. Và đây mới chỉ là hướng đi đầu tiên của một công ty chuyên về năng lượng tái tạo. Khi chia sẻ câu chuyện của mình, anh Lâm không giấu diếm ước mơ trong một tương lai không xa sẽ nghiên cứu công nghệ tạo ra một nguồn năng lượng khác ngoài vỏ trấu.
Là một người trẻ có ước mơ, dám theo đuổi ước mơ tới cùng, Vũ Đình Lâm khiến bất cứ ai tiếp xúc cũng tin vào khả năng thành công trong tương lai của anh. Khi chúng tôi hỏi anh muốn nhắn nhủ gì với thế hệ sinh viên sau này của trường Lạc Hồng, anh nhiệt tình bảo: “Trường Lạc Hồng bây giờ đã phát triển mạnh hơn rất nhiều so với thời mình học nên mong các bạn sinh viên tận dụng tối đa mọi điều kiện học tập để lĩnh hội kiến thức cho bản thân. Mình tin, thế hệ sinh viên sau này của trường chắc chắn sẽ thành công hơn hẳn những người đi trước”. Niềm tin đó của anh Lâm cũng là niềm tự hào của những sinh viên Lạc Hồng khi nhắc đến ngôi trường đã chắp cánh ước mơ cho mình.