b TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày tháng năm 2017
CÔNG BỐ CAM KẾT CHẤT LƯỢNG CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Căn cứ công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo;
Căn cứ sứ mạng, mục tiêu của Trường các nhà cái uy tín châu âu ;
Khoa Cơ Điện - Điện tử công bố mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô như sau:
I. Mục tiêu
Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Ô tô. Ngoài ra còn trang bị thêm những kiến thức về ngoại ngữ và tin học chuyên ngành, làm cơ sở cho quá trình tự học và phát triển toàn diện; có khả năng tổ chức, ứng dụng và triển khai Công nghệ kỹ thuật Ô tô vào sản xuất công nghiệp và các ứng dụng khác.
II. Nội Dung
1. Điều kiện tuyển sinh: Gồm các tổ hợp xét tuyển
- Toán, lý, hóa
- - Toán, lý, anh văn
- Toán, văn, lý
- Toán, văn, anh văn
2. Cơ sở vật chất
§ Trường có 9 cơ sở khang trang, với diện tích phòng học lý thuyết 28,66 m2 thoáng mát, 100% các phòng học được trang bị máy chiếu.
§ Phòng máy tính: 11 phòng, có nối mạng ADSL.
§ Phòng ngoại ngữ: 4 phòng.
§ Thư viện 1.000 m2 với 12.000 đầu sách và 15.000 sách điện tử.
§ Có 2 xưởng và 9 phòng thực hành, 1 trung tâm công nghệ Robot được trang bị với các thiết bị và các máy hiện đại phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Phòng thực hành, thực tập gồm có:
- Thực tập Máy công cụ
- Thực tập CAD/CAM/CNC
- Thực tập Vi điều khiển và Mô phỏng
- Thực tập Mạch điện – Điện tử công suất
- Thực tập PLC
- Thực tập Khí nén – Thủy lực
- Thực tập Đo lường – Cảm biến
- Thực tập Điện tử cơ bản – Viễn thông
- Phòng 3S-An toàn – Cải tiến
- Thực tập Kỹ thuật số
- Thực tập Nguội - Hàn
- Thực tập Trang bị điện - Quấn dây máy điện
- Thực tập Điện cơ bản và Cung cấp điện
- Thực tập Vi điều khiển
- Trung tâm công nghệ Robot
- Xưởng thực tập động cơ
- Xưởng thực tập khung gầm
- Xưởng thực tập điện ô tô
3. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên cơ hữu phần lớn là tiến sĩ và thạc sỹ được đào tạo từ các trường đại học lớn trong và ngoài nước. Có 5 giáo viên cơ hữu gồm có: 01 Phó giáo sư tiến sĩ, 04 thạc sỹ
4. Các hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt
§ Thường xuyên tổ chức các sân chơi bổ ích cho sinh viên tham gia, giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Ví dụ như: Tổ chức cuộc thi Robocon, cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu, cuộc thi lái xe bằng năng lượng mặt trời, cuộc thi tay nghề trẻ …
§ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí như: tổ chức giải cờ vua, giải bóng đá, cuộc thi sinh viên thanh lịch…
§ Tổ chức đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
§ Tham gia công tác Đoàn – Hội Sinh viên, các hoạt động xã hội nhằm hoàn thiện nhân cách một con người mới.
§ Tham gia vào các câu lạc bộ trẻ về tự động hóa, về trao đổi và hội thoại bằng tiếng anh chuyên ngành của khoa.
5. Nội dung chuẩn đầu ra ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô
a) Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật Ô tô
- Tiếng Anh: Automotive Engineering Technology
b) Trình độ đào tạo: Đại học
c) Yêu cầu về kiến thức:
§ Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức toàn diện về các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về công nghệ kỹ thuật ô tô, thiết bị động lực; có kỹ năng thực hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực ô tô và cơ khí động lực; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc trong các tổ chức, đơn vị có hoạt động liên quan đến lĩnh vực ô tô và cơ khí động lực, đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
§ Có sức khỏe để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng phát triển bền vững;
§ Có trình độ tin học tương đương trình độ B, có khả năng sử dụng và khai thác các phần mềm phục vụ công tác văn phòng như Word, Excel, Powerpoit, thư điện tử …
§ Có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC, hoặc chứng chỉ B do trường các nhà cái uy tín châu âu cấp; có khả năng đọc, hiểu các tài liệu chuyên ngành viết bằng tiếng anh để phục vụ cho công việc và học tập.
§ Có kiến thức về an toàn lao động, môi trường công nghiệp để nâng cao ý thức và nhận biết tầm quan trọng của vấn đề môi trường.
§ Có hiểu biết về lĩnh vực cơ khí: bao gồm vật liệu, đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC.
§ Có hiểu biết về các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng năng lượng tái tạo.
§ Các kiến thức về Công nghệ kỹ thuật Ô tô: Lý thuyết động cơ, lý thuyết ô tô, hệ thống điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, quản lý dịch vụ ô tô, kinh doanh dịch vụ ô tô …
§ Có kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống trên ô tô.
§ Các kiến thức về mô phỏng và tính toán: Autocad, Orcad, Matlab, Visual Basic, C++, Win CC, SCADA, SolidWorks.
§ Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Ô tô cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô. Kiến thức này được xây dựng trên nền tảng kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, trình độ tin học để khai thác, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành. Sinh viên có khả năng học tập tiếp tục ở bậc sau đại học
d) Yêu cầu về kỹ năng
v Kỹ năng chuyên môn
§ Nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
§ Khả năng khái quát được các tổ chức, hoạt động trong lĩnh vực ô tô. Tôn trọng văn hóa xã hội và văn hóa doanh nghiệp;
§ Hình thành ý tưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
§ Thiết kế, tính toán, mô phỏng các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
§ Triển khai các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
§ Vận hành các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
§ Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành.
§ Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế.
§ Có kỹ năng viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
§ Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
v Kỹ năng mềm
§ Có khả năng ứng xử, giao tiếp, lập báo cáo, làm thuyết trình một cách bài bản, chuyên nghiệp và thuyết phục trong quá trình điều hành và quản lý sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế khác của nhà máy.
§ Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ sản xuất thông qua hoạt động thảo luận và sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại; trong quá trình sáng tạo, thi đua, nghiên cứu khoa học để nâng cao năng xuất và phát triển sản phẩm.
§ Có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức 3S/5S.
e) Yêu cầu về thái độ:
§ Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và tính chuyên nghiệp
§ Phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề kỹ thuật ô tô.
§ Thực nghiệm và khám phá tri thức các vấn đề kỹ thuật ô tô.
§ Khả năng tư duy và suy nghĩ hệ thống đến các vấn đề kỹ thuật ô tô.
§ Có các kỹ năng góp phần năng cao hiệu quả hoạt động kỹ thuật
f) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
§ Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ô tô và giao thông vận tải đường bộ.
§ Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến ô tô và giao thông vận tải đường bộ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
§ Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có chuyên ngành đào tạo liên quan đến ô tô và giao thông vận tải đường bộ.
g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
§ Tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu ở bậc đào tạo sau đại học như Cơ khí, Tự động hoá; các lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất…
h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà trường tham khảo
§ Chương trình đào tạo và tài liệu chuyên ngành tham khảo của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
§ Chuẩn đầu ra của Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
§ Chuẩn đầu ra của Đại học Bách khoa Hà Nội.
§ Đại học Manchester – USA
§ Đại học Kennesaw State - USA
TRƯỞNG KHOA