Tập thể Giảng viên Khoa TC-KT
Mục tiêu đào tạo:
Khoa Tài chính – Kế toán đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng, cử nhân ngành Kế toán, cử nhân ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có phẩm chất chính trị, đạo đức, nắm vững những kiến thức cơ bản và nâng cao về tài chính, kế toán, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc khối ngành kinh tế. Sinh viên Khoa Tài chính – Kế toán được đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp đào tạo dựa trên tiêu chí phù hợp với nhu cầu của xã hội, địa phương… đồng thời có tham khảo từ chương trình của các nước tiên tiến, các trường đại học trong và ngoài nước,… giúp cho sinh viên có năng lực nghiên cứu và có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ... Do đó, sinh viên theo học và tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, ngành Kế toán- Kiểm toán, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khoa Tài chính - Kế toán hiện đang đào tạo ba ngành học chính:
1. Tài chính - Ngân hàng
Bằng cấp: Cử nhân Tài chính - Ngân hàng (Hệ chính quy)
Hệ đào tạo, Thời gian đào tạo:
- Đại học: 3,5 năm (đối với lớp học ban ngày); 4 năm (đối với lớp học ban đêm)
- Liên thông Trung cấp lên Đại học: 02 năm (lớp học ban đêm)
- Liên thông Cao đẳng lên Đại học: 1,5 năm (lớp học ban đêm)
- Văn bằng 2: 02 năm (lớp học ban đêm).
Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường. Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản của ngành như: tài chính tiền tệ, kế toán, kinh tế học, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể. Ngành Tài chính - Ngân hàng có các chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan, Kinh doanh chứng khoán, Định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, Thanh toán quốc tế, ...
Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương hay địa phương (Thuế, Hải quan, Kho bạc, …); các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Theo đánh giá, đây là một ngành có cơ hội việc làm rất cao, tuy nhiên sinh viên ra trường vẫn có tỉ lệ thất nghiệp tương đối. Lý do là yêu cầu tuyển dụng của ngành này cũng rất cao, ứng viên ứng tuyển vào các Ngân hàng hay công ty tài chính, bảo hiểm sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện sự thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng TOEFL hay IELTS… Do đó, sinh viên khi còn đang học cần chú trọng trang bị cho mình các kĩ năng đó.
2. Kế toán
Bằng cấp: Cử nhân Kế toán (Hệ chính quy)
Hệ đào tạo, Thời gian đào tạo:
- Đại học: 3,5 năm (đối với lớp học ban ngày); 4 năm (đối với lớp học ban đêm)
- Liên thông Trung cấp lên Đại học: 02 năm (lớp học ban đêm)
- Liên thông Cao đẳng lên Đại học: 1,5 năm (lớp học ban đêm)
- Văn bằng 2: 02 năm (lớp học ban đêm)
Ngành học Kế toán trang bị các kiến thức chung về khối kinh tế, kiến thức cơ bản của ngành như tài chính tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… và các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành Kế toán. Người học được trang bị các kiến thức và nắm vững các chế độ tài chính, kế toán theo pháp luật; có khả năng điều hành công tác kế toán, tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, thực hành và hướng dẫn thực hiện các công việc kế toán,...
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp… Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có thể làm việc trong các bộ phận kế toán, tài chính, tài vụ, tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức,… Đầu ra của ngành rất rộng mở, hiện nay cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp, nền kinh tế phát triển, các công ty mở ra càng nhiều, mỗi doanh nghiệp như vậy đều cần ít nhất 1-2 kế toán, chưa kể các công ty khoảng từ 50 người trở lên cần nhiều hơn thế. Bên cạnh đó chưa kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,… đều cần kế toán.
3. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Bằng cấp: Cử nhân Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng là một lĩnh vực đầy tiềm năng và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Học ngành này cung cấp kiến thức về quản lý và tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và thông tin trong chuỗi cung ứng. Xu hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực này rất trong tương lai rất phát phát triển, với nhu cầu ngày càng cao về nhân lực có kỹ năng quản lý, phân tích và ứng dụng công nghệ thông tin. Ngành này đảm bảo cơ hội việc làm ổn định và tiềm năng phát triển trong tương lai. Sinh viên tốt nghiệp Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng có thể làm việc trong các doanh nghiệp vận chuyển, công ty logistics, nhà máy sản xuất và trung tâm phân phối. Nhu cầu về nguồn lực trong ngành này ngày càng tăng, đặc biệt là những người có kiến thức chuyên môn sâu và khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.
Đăng ký nhập học
Thực hiện đúng theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định về đăng ký nhập học tại trường các nhà cái uy tín châu âu .