Tôi sinh ra trên mảnh đất miền Trung, nơi mà quanh năm những đợt nắng thiêu rụi cháy da, những cơn gió mùa hanh khô nứt nẻ. Suốt 12 năm cắp sách đến trường là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của một đứa học trò sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả như tôi. Vây mà ước mong được học, được thành tài trong tôi không bao giờ vụt tắt. Cái ngày nhận được giấy báo trúng tuyển vào đại học là niềm vui không tả trong tôi, rồi 5 năm đại học sẽ ra sao với một đứa học trò dân tỉnh một chặng đường khá dài và nhiều câu hỏi cứ tuôn ra trong đầu tôi.
Mọi thứ điều lạ lẫm, khó khăn hơn với một đứa chưa bao giờ xa gia đình như tôi khi phải thích nghi với ngôi trường mới, vùng đất mới. Nhưng may mắn thay, Trường Lạc Hồng đã cưu mang tôi, đã “ôm ấp” một đứa dân tỉnh lẻ như tôi, đã luôn cho tôi cơ hội và dang rộng cánh tay chào đón tôi không chút ngần ngại. Sư giúp đỡ tận tình của Thầy Cô, bạn bè, những suất học bổng mỗi kì, những chính sách trợ giúp học sinh nghèo vượt khó, tất cả như tiếp thêm động lực cho tôi trên con đường thực hiện ước mơ của mình.
Có nhiều người thắc mắc hỏi tại sao tôi lại chọn ngành Xây dựng, một ngành mà xã hội bây giờ dường như đã bão hòa, tỉ lệ cạnh tranh cao và rất khó để xin được việc. Nhưng tôi tự tin với lựa chọn của mình, bởi tôi muốn khi đã cầm trên tay tấm bằng Cử nhân, tôi sẽ mang những kiến thức tôi tích lũy được về đóng góp cho quê hương mình. Nơi đó vẫn cần lắm những con đường bê tông kiên cố, những cây cầu bắc qua sông, những ngôi nhà vững chãi hơn để mỗi lần mưa bão không còn nơm nớp lo sợ. Tôi đã khá chật vật khi xin việc nhưng bây giờ đã ổn định và tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Những lý thuyết tôi được học ở trường giúp ích rất nhiều khi cọ xát với thực tế.
Sau bao năm miệt mài tôi cũng tốt nghiệp ra trường tôi quyết định ở lại miền Nam để học hỏi thêm thực tế. Tuy là trong lúc ngồi trên ghế nhà trường tôi vẫn được đi các công trình để kiến tập nhưng lúc đó chúng tôi chỉ là những sinh viên chưa ý thức được trách nhiệm của công việc nó quan trọng như thế nào, tôi đã đầu quân cho Công ty cổ phần kiểm định chất lượng công trình S9. Cho đến hôm nay, ở đây tôi được Ban Giám đốc và đồng nghiệp luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi như một gia đình, các bạn đừng bao giờ so sánh trường của tỉnh và trường của thành phố, mà hãy nhìn xem những đứa con tinh thần của nhà trường khi tốt nghiệp tỷ lệ có việc làm cao hay thấp, đó mới chứng tỏ được mức độ đào tạo cũng như kiến thức quý Thầy Cô truyền đạt có chất lượng hay không?
CSV Lê Hồng Phưởng tại phòng làm việc.
Có một người Thầy đã từng nói với lớp tôi rằng: “Hãy tận hưởng khoảng thời gian sinh viên vô tư quý báu này đi, bởi sau này, đời sẽ quật ngã tụi em không chút thương tiếc, không ai cho không mình thứ gì và không ai đối xử tốt với mình mà không kèm điều kiện.” Đến bây giờ, tôi mới thấy thấm thía lời thầy. Tôi đã mong sao được quay lại khoảng thời gian đó, cái lúc mà bạn bè sẵn sàng chia nhau từng tô mì gói, từng đồng bạc lẻ uống cà phê, từng tiết bài giảng của quý Thầy Cô say sưa đến quên cả thời gian và Thầy Cô luôn nán lại sau giờ học để hướng dẫn thêm những phần trong giờ giảng mà chúng tôi chưa nắm bắt kịp,..Tất cả những kỉ niệm ấy thật khó mà quên được. Thầy Cô là những người cho đi mà không mong nhận lại, là những người sẵn sàng chỉ bảo, răn dạy như một người cha người mẹ thứ hai, kể cả khi những đứa học trò không ý thức được sự quan trọng của việc học, vẫn mải mê ham chơi, vô lo vô nghĩ. Nhưng mặc cho đứa này ngủ gật, đứa kia làm việc riêng, đứa nọ tám chuyện phiếm, chẳng bao giờ thực sự tập trung để lắng nghe lời thầy, nhưng sứ mệnh của họ là truyền đạt, họ sẽ vẫn thực hiện điều đó miệt mài ngày này qua tháng nọ. Cảm ơn thầy, cảm ơn cô, những người giáo viên tận tụy của Trường các nhà cái uy tín châu âu , hành trang Thầy Cô cho chúng em là một tài sản quý giá mà có dùng tiền cũng không bao giờ mua được. Mong Thầy cô luôn có đủ sức khỏe để tiếp tục công cuộc “đưa đò” cho thế hệ học trò mới trong tương lai.